Cầu Hàm Rồng đi qua sông Mã là một chứng nhân lịch sử dân tộc, là linh hồn của người dân Thanh Hóa. Nhắc đến Thanh Hóa, người ta thường nghĩ ngay đến cầu Hàm Rồng. Hãy cùng SMJAtour tìm hiểu về kiến trúc cầu Hàm Rồng độc đáo của nơi đây nhé!

1. Vài nét về kiến trúc cầu Hàm Rồng

Kiến trúc Cầu Hàm Rồng nằm ở thị trấn Tào Xuyên cách thành phố Thanh Hóa khoảng 3km, là quần thể danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử văn hóa gắn liền với nhiều cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta.

Kiến trúc Cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa
Hình 1: Cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa

Cầu Hàm Rồng còn có vị trí giao thông vô cùng quan trọng, là cây cầu sắt duy nhất bắt qua sông Mã oai hùng.

2. Kiến trúc cầu Hàm Rồng

Cầu Hàm Rồng được xây dựng vào năm 1904 do kiến trúc sư người Pháp thiết kế và thi công, có cấu trúc hình vòm, toàn bộ được làm từ thép vô cùng chắc chắn. Cấu trúc ban đầu của Cầu Hàm Rồng có nét tương đồng với cầu Long Biên ở Hà Nội, chính giữa là hệ thống đường ray dành cho tàu hỏa, hai bên dành cho các phương tiện lưu thông khác.

Kiến trúc cầu Hàm rồng Được xây dựng năm 1904
Hình 2: Cầu được xây dựng năm 1904

Ngày nay, cầu Hàm Rồng đã được sửa chữa lại, 2 bên đường, lan can cầu được thay bằng bê tông cốt thép để cầu được chắc chắn hơn, phù hợp với nhu cầu giao thông đi lại.

Sông Mã có địa hình phức tạp, độ chênh nước cao, thác lũ chảy mạnh, chính vì đó mà cầu được xây dựng hình vòm, không có trụ giữa mà dùng chốt neo. Theo thiết kế, cầu dài 160m, dàn làm từ thép hợp kim bu lông có cường độ cao. Trải qua nhiều lần hư hại do bão lũ, với sự giúp đỡ của các kỹ sư người Trung Quốc, cầu Hàm Rồng đã có hình hài như hiện tại với chiều dài 180m, cao 12m, rộng 17m và nặng 2000 tấn.

3. Du lịch cầu Hàm Rồng – di tích lịch sử hào hùng của Thanh Hóa

Cầu Hàm Rồng là một địa điểm quan trọng, giúp Việt Nam dành nhiều thắng lợi, hạ gục máy bay của quân đội Pháp. Những chiến thắng, những hy sinh của các anh hùng dân tộc được chứng kiến bởi cầu Hàm Rồng, giúp nó trở thành một di tích lịch sử đầy tự hào của dân tộc.

Tham Quan cầu Hàm Rồng, SMJAtour đã có những cảm xúc khó tả, cảm xúc tự hào dân tộc và biết ơn những người đã đi trước. Bên đầu cầu Rồng là núi đầu rồng, sau khi checkin ở cầu Hàm Rồng, bạn có thể leo núi đến khám phá động Quan Long với nhiều vách đá lớn, rừng cây xanh mát.  Đầu còn lại của cầu Hàm Rồng là núi Ngọc, núi Ngọc là một tuyệt tác tự nhiên độc đáo, có hình dáng như một đầu rồng đang nhả ngọc.

Núi đầu Rồng
Hình 4: Núi đầu Rồng
Núi Ngọc
Hình 5: Núi Ngọc

Ngoài ra bên cạnh cầu Hàm Rồng còn có các địa điểm tham quan khác như: vườn quốc gia Bến Én, biển Sầm Sơn, hòn Trống Mái, di tích Lam Kinh,…

Sau khi tham quan cầu Hàm Rồng, bạn đã có những cảm xúc như thế nào, hãy chia sẻ ngay với SMJAtour nhé! Chúng tôi mong muốn đem đến cho bạn nhiều địa điểm lịch sử hào hùng khác, để chúng ta thêm tự hào và trân trọng lịch sử dân tộc mình. Nếu các bạn quan tâm đến các kiến trúc cũng như các kiến thức về thiết kế nội thất thì hãy mau liên hệ với SMJA nhé!

Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok