Một trong những kiến trúc hoàng gia lâu đời và hoành tráng nhất tại Việt Nam, không thể không kể đến Kinh Thành Huế – một kiến trúc tọa lạc ở cố đô thành phố Huế. Tiếp tục hành trình khám phá các kiến trúc độc đáo, SMJAtour xin mang đến một hành trình khám phá mới-khám phá phong cách kiến trúc của Di sản Cố Đô-Kinh thành Huế.

1. Vài nét về kinh thành Huế

Kinh thành Huế là một tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm (1805-1945), được vua Gia Long khảo sát lại năm 1803 và xây dựng hoàn chỉnh dưới triều vua Minh Mạng năm 1832

Kinh thành Huế
Hình 1: Kinh thành Huế

Kinh thành Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào năm 1993.

2. Kiến trúc của Kinh Thành Huế

Có diện tích hơn 520ha, Kinh thành Huế đồ sộ nguy nga giữa lòng thành phố.

Bản đồ kiến trúc kinh thành Huế
Hình 2: Bản đồ kiến trúc kinh thành Huế

Kinh Thành Huế được tổ chức theo các lớp không gian, bên trong mỗi gian gồm có hàng trăm công trình kiến trúc nhỏ xây dựng quanh trục chính theo hướng Đông Nam- Tây Bắc.

Được xây dựng theo cấu trúc Vauban của phương Tây kết hợp với kiến trúc phong kiến Việt Nam tạo nên một kinh thành đồ sộ, bề thế với lối zích zắc lồi lõm cùng 11 cánh cổng và 24 pháo đài nhô ra ngoài thành để bảo vệ thành lũy.

Đại nội Kinh thành Huế
Hình 3: Đại nội Kinh thành Huế

Các kỳ đài, lầu cửa,… được chạm trổ, điêu khắc tỉ mỉ. Sử dụng gạch men, ngói men truyền thống  cho thấy vẻ đẹp kiến trúc trong văn hóa người Việt.

Kinh thành Huế xây dựng vững chảy và chắc chắn dưới 3 lớp thành lũy bao bọc: phòng thành, hoàng thành và tử cấm thành.

3. Bên Trong Kiến trúc Kinh Thành Huế có những gì?

Kinh thành Huế nhộn nhịp, là nơi ở của nhân dân, quan lại và vua chúa, đặc biệt là Hoàng Thành- nơi ở và làm việc của vua quan triều Nguyễn.

Duyệt Thị Đường
Hình 4: Duyệt Thị Đường

Hoàng thành được xây dựng vào năm 1804, gồm 4 cửa bố trí ở 4 mặt, cửa chính gọi là Ngọ Môn. Bên trong đại nội được xây dựng với các cung điện lớn nhỏ theo kiến trúc “Trùng lương trùng thiềm”, sử dụng gạch Bát Tràng, nền đá cao, các cột sơn thếp với hoa văn long vân, nội thất được trang trí cầu kỳ, chạm khắc nhiều bài thơ lên trần, cột,…

Các cột được chạm khác rồng phượng đẹp mắt trong kiến thúc kinh thành Huế
Hình 5: Các cột được chạm khác rồng phượng đẹp mắt

4. Tham quan Kinh Thành Huế cùng SMJAtour

Đến Huế, chúng ta không nên bỏ lỡ cơ hội đến thăm Kinh thành Huế, đầu tiên là đến thăm cổng Ngọ Môn ngắm vẻ nguy nga của thành lũy phong kiến, đây chính là điểm nhấn của Kinh Thành Huế

Tiếp theo là đến tham quan Điện Thái Hòa- biểu trưng quyền lực của triều Nguyễn, ngắm nhìn nơi các vị vua quan hoàng gia họp mặt, thiết triều bạn Quốc sự.

Điện Thái Hòa
Hình 5: Điện Thái Hòa

Cùng SMJAtour thưởng thức âm nhạc cung đình như Nhã nhạc cung đình Huế bên trong Duyệt Thị Đường.

Duyệt Thị Hòa trong kiến trúc kinh thành Huế
Hình 6: Duyệt Thị Hòa trong kiến trúc kinh thành Huế
Biểu diễn Nhã Nhạc cung đình Huế
Hình 7: Biểu diễn Nhã Nhạc cung đình Huế

Cùng cảm thụ một ngày trở thành con cháu Hoàng gia để cảm nhận được sự sang trọng, bề thế, uy nghi của vua chúa thời xưa. SMJAtour mong muốn đem đến cho bạn những cảm nhận chân thật nhất. Chúc bạn có một chuyến hành trình đến Kinh thành Huế để cảm nhận được một kiến trúc thật đáng nhớ!

Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok