Nhắc đến những danh lam thắng cảnh cũng như là di tích lịch sử của Việt Nam nói chung thì chắc có lẽ mọi người ở đây ai cũng đồng ý rằng đất nước ta có vô vàn những di tích lịch sử , danh lam lớn nhỏ hào hùng và nơi nào cũng đều mang trên mình những vẻ đẹp khác nhau. Nhưng khi nhắc đến Hà Nội thì sao ? Bạn sẽ nghĩ đó là nơi nào ? Riêng tôi không thể nào không nhắc đến một nơi , nơi mà đã chứa đựng biết bao thăng trầm của lịch sử và là một biểu tượng văn hóa của Việt Nam _ Kiến Trúc Quốc Tử Giám .

Kiến Trúc Quốc Tử Giám nhìn từ trên cao
Hình 1: Kiến Trúc Quốc Tử Giám nhìn từ trên cao

1. Đôi nét về Kiến Trúc Quốc Tử Giám :

Kiến Trúc Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long xưa (nay thuộc Đống Đa, Hà Nội ). Văn Miếu Quốc Tử Giám là một quần thể kiến trúc ấn tượng, được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, trải qua gần 1000 năm văn hiến với nhiều biến thiên của lịch sử nhưng nơi đây vẫn giữ được cho mình một màu sắc riêng, một nét cổ kính, yên tĩnh không lẫn vào đâu được giữa lòng thủ đô Hà Nội đầy tấp nập hiện nay

Trải qua nhiều triều đại, từ thời nhà Trần, thời Hậu Lê, thời Lê rồi đến thời Nguyễn, sau nhiều lần tu tạo, đổi tên và di dời, cuối cùng Văn Miếu Quốc Tử Giám đã về với vị trí như ngày nay, minh chứng thời gian cho sự thành lập kinh thành Thăng Long, trở thành biểu tượng văn hóa của Việt Nam.

2. Bên trong Kiến Trúc Quốc Tử Giám có gì :

Quần thể kiến trúc này có diện tích 54331m² bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ được chia làm 5 lớp không gian khác nhau, mỗi lớp được giới hạn bởi các tường gạch, có các cửa thông nhau: một cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên với các kiến trúc chủ thể là: cổng Văn Miếu môn, cổng Đại Trung môn, Khuê Văn Các, cổng Đại Thành môn, khu điện thờ, cổng Thái Học và kết thúc là khu Thái Học

Kiến Trúc bên trong Văn Miếu Quốc Tử Giám
Hình 2: Kiến Trúc bên trong Văn Miếu Quốc Tử Giám

KIẾN TRÚC QUỐC TỬ GIÁM- VĂN MIẾU MÔN

Khu vực thứ nhất từ Văn Miếu Môn vào là khu Nhập Đạo với 3 gian lợp ngói và xây 2 tầng  . Tầng trên có 3 chữ “ Văn Miếu Môn ” , bờ nóc cũng có đắp đôi rồng chầu mặt nguyệt và tầng trên không có treo chuông khánh nên khi vừa bước vào cổng của kiến trúc này ta đã tự cảm thấy nơi đây có một điều vô vùng uy nghiêm

ĐẠI TRUNG MÔN

Đi sâu hơn vào Văn Miếu chắc chắn ta sẽ bị choáng ngợp với những kiến trúc thời xa xưa in dấu vết thăng trầm của thời gian , của đất nước ,đặc biệt 1 điều nữa là xung quanh khu vực Đại Trung Môn này bạn sẽ được đắm chìm bởi sự hòa hợp đến vô cùng giữa “ mộc ” và “thủy” với những hàng cây xanh to lợp bóng mát và hai chiếc hồ chữ nhật nhỏ nằm dài sát theo chiều dọc của tường vây dọc bên ngoài.

KHUÊ VĂN CÁC

Được xây dựng vào năm 1805 gồm 2 tầng và 8 mái rất rộng rãi  , tuy công trình kiến trúc ở đây không quá đồ sồ so với kiến trúc của Quốc Tử Giám nhưng lại rất hài hòa và đẹp mắt . Đây chính là nơi để bình các tác phẩm thơ văn của các sĩ tử thời xưa . Đặc biệt ở đây là mỗi mặt tường gỗ đều chạm một câu đối chữ Hán thiếp vàng. Cả bốn đôi câu đối này đều rất có ý nghĩa :

Khuê tinh thiên lãng nhân văn xiển – Bích thuỷ xuân thâm đạo mạch trường.

Hy triều phấn sức long văn trị – Kiệt các trân tàng tập đại quan

Thành lâm Bắc đẩu hồi nguyên khí – Nguyệt tế thu đàm chiếu cổ tâm.

Thánh hiền nhất thống đồ thư phủ – Văn hiến thiên thu lễ nghĩa bang.

ĐẠI THÀNH MÔN

Khu tiếp theo trong Văn Miếu mà ta không thể bỏ qua đó chính là Đại Thành Môn, ở giữa nơi này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh nơi 2 bên hồ lưu giữ ghi danh 1.307 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi từ triều Lê. Bia Tiến Sĩ được chạm khắc tinh xảo bằng loại đá xanh trên lưng rùa tượng trưng cho sự biết ơn, tôn trọng tới các bậc kì tài của đất nước. Bật mí một điều nhỏ nữa là cứ đến mùa thi là các bạn sĩ tử thường sẽ kéo nhau vào Văn Miếu để mà cầu may cho mình thi tốt nữa đó

Bia Tiến Sĩ được chạm khắc tinh xảo trên lưng rùa
Hình 3: Bia Tiến Sĩ được chạm khắc tinh xảo trên lưng rùa

NHÀ THÁI HỌC

Tiếp theo và cũng là kết thúc của tour tham quan Kiến Trúc Quốc Tử Giám , chúng ta sẽ đến với khu Thái Học, chính là trường Quốc Tử Giám xưa. Ở đây chính là nơi dành để dạy học, tuyển chọn các nhân tài đổ đạt cao giúp vua nâng cao trí thức. Đây cũng là nơi đã dạy học cho Chu Văn An, Bùi Quốc Khải …

Ngoài những vật liệu cổ kính không thể không nhắc đến những bàn tay tài hoa khéo léo khiến cho quần thể giúp kiến trúc này mang đậm màu sắc đặc trưng văn hóa của triều Lê và Nguyễn. Chính vì  những điều này mà hiện nay di tích không chỉ được xứng đáng tầm Quốc gia mà còn là được Unesco vinh danh cũng như là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm.

Các bạn cũng vậy , hãy cùng SMJA note lại địa điểm đáng để đi một lần trong đời này nhé !!!!

Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok